Hành, tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không thích ăn hành, tỏi vì chúng có thể kích thích hoặc tác động tiêu cực đến tâm trí và cơ thể.
Lợi ích của chế độ ăn không hành, tỏi
Cô Kanikka Malhotra, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, nhà giáo dục bệnh tiểu đường ở Ấn Độ, cho biết kiêng ăn hành, tỏi có một số lợi ích.
Hành, tỏi có chứa các hợp chất chứa lưu huỳnh là fructan và disulfua có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, đặc biệt ở những người dễ bị ợ nóng hoặc trào ngược axit. Không ăn hành, tỏi có thể giảm tình trạng ợ nóng.
Chuyên gia Kanikka Malhotra nói thêm: Hành, tỏi thường gây đầy hơi, chướng bụng và đau bụng ở một số người.
Một số người có thể nhạy cảm hơn với hành, tỏi, sẽ gặp khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày ngay cả khi không có bệnh tiềm ẩn. Kiêng hành, tỏi có thể giúp giải quyết những vấn đề này.
Hành và tỏi chứa prebiotic, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột. Ảnh Pexels
Kiêng hành, tỏi sẽ “mất” gì?
Bằng chứng nghiên cứu cho thấy hành, tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Kiêng hành và tỏi, bạn sẽ mất đi những lợi ích sau.
Hỗ trợ tiêu hóa. Chuyên gia Malhotra cho biết hành, tỏi chứa prebiotic, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, nên rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể, theo Indian Express.
Trị huyết áp cao và cục m.áu đông. Hành, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và allicin có tác dụng giảm huyết áp, cholesterol.
Chuyên gia Rohini Bajekal, nhà dinh dưỡng đang làm việc tại London (Anh), cho biết hành, tỏi có đặc tính kháng viêm giúp điều trị huyết áp cao và chống lại cục m.áu đông.
Kháng khuẩn. Cô Bajekal cho biết hành, tỏi cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Chống ung thư. Trong các nghiên cứu, hành, tỏi đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa và ung thư vú.
Giảm bệnh tim. Hành và tỏi còn có tác dụng bảo vệ tim nhờ đặc tính chống viêm và hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn hành, tỏi giúp giảm đến 64% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Healthline.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất chữa trào ngược dạ dày thực quản. Vậy những loại thuốc nào có thể được sử dụng?
1. Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đề cập đến tình trạng trào ngược các chất trong dạ dày và tá tràng lên thực quản, gây ra các triệu chứng điển hình là ợ nóng, ợ chua…
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Kích ứng niêm mạc thực quản gây viêm, loét thực quản, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Phương pháp điều trị có thể được phân loại như sau:
– Điều trị không dùng thuốc: Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều trị cơ bản là thay đổi lối sống, kê cao đầu giường, ngừng ăn 3 giờ trước khi đi ngủ, tránh chế độ ăn nhiều chất béo, bỏ t.huốc l.á và rượu bia, giảm ăn sôcôla, cà phê, trà đặc, thức ăn có tính axit hoặc cay, người béo phì cần giảm cân.
– Điều trị dùng thuốc: Điều trị bằng thuốc phù hợp với những bệnh nhân khi can thiệp lối sống không mang lại hiệu quả.
– Điều trị phẫu thuật: Chỉ dành cho những bệnh nhân không cải thiện sau khi dùng thuốc hoặc có biến chứng trào ngược dạ dày thực quản như loét thực quản, hẹp thực quản hoặc thay đổi bệnh lý ở niêm mạc thực quản như Barrett thực quản…
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và nhiều biến chứng khác.
2. Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
2.1 Thuốc trung hòa axit
– Tác dụng: Thuốc có thể trung hòa axit dạ dày, giảm hoạt động của pepsin, giảm tổn thương niêm mạc thực quản do hàm lượng axit trong dạ dày gây ra, đồng thời cải thiện các triệu chứng ợ nóng và trào ngược. Các thuốc trung hòa axit phổ biến là canxi cacbonat, gel nhôm hydroxit…
– Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy. Hiện nay, các chế phẩm phối hợp thường được sử dụng để giảm tác dụng phụ.
– Chống chỉ định: Thuốc thường an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người mắc một số bệnh lý nhất định như người suy thận, phụ nữ mang thai… nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc.
2.2 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
– Tác dụng: Thuốc PPI hiện là loại thuốc hiệu quả và cũng là lựa chọn hàng đầu để điều trị lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm: Omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, tenaprazole và ilaprazole…
– Tác dụng phụ: Các phản ứng bất lợi tiềm ẩn khi sử dụng PPI trong thời gian ngắn gồm giảm bạch cầu, nhức đầu, tiêu chảy và chán ăn. Các phản ứng bất lợi khi sử dụng lâu dài bao gồm thiếu vitamin, thiếu khoáng chất, n.hiễm t.rùng thứ phát, loãng xương, gãy xương hông, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột… Nếu phản ứng bất lợi rõ ràng, PPI có thể được thay thế bằng các thuốc khác.
– Chống chỉ định: Nên tránh dùng PPI liều cao ở bệnh nhân có bệnh gan mức độ trung bình hoặc nặng, do giảm chuyển hóa ở gan có thể gây tích lũy thuốc. Cân nhắc trì hoãn sử dụng PPI cho bệnh nhân có nguy cơ n.hiễm t.rùng tăng, bệnh nhân đang dùng kháng sinh.
2.3 Thuốc chẹn H2
– Tác dụng: Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ khỏi bệnh khi điều trị bằng các thuốc chẹn thụ thể H2 như cimetidine, ranotidine, famotidine trong điều trị viêm thực quản trào ngược là 50% đến 60%, tỷ lệ giảm triệu chứng ợ nóng là 50%. Tuy nhiên, thời gian giảm triệu chứng ngắn và hầu hết bệnh nhân đều bị dung nạp thuốc sau khi dùng thuốc từ 4 đến 6 tuần, dẫn đến hiệu quả kém.
– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây các tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, đau cơ… Khi dùng quá liều quy định, có thể gặp: Lú lẫn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nhịp tim bất thường, khó thở, đổ mổ hôi, đồng tử giãn, huyết áp thấp. Do đó, không dùng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
– Chống chỉ định: Thuốc tương đối an toàn, nhưng nếu bệnh nhân lớn t.uổi, bị tổn thương thận hoặc mắc các bệnh khác thì dễ bị phản ứng phụ. Do đó, nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân cao t.uổi.
2.4 Thuốc tăng nhu động
– Tác dụng: Trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc tăng nhu động ruột có thể được dùng làm thuốc phụ trợ. Nó đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế axit không hiệu quả hoặc những người bị chậm làm rỗng dạ dày. Các loại thuốc tùy chọn bao gồm metoclopramide, domperidone, mosapride, itopride…
– Tác dụng phụ: Thuốc tăng nhu động có một số phản ứng bất lợi nhất định, như đau bụng, tiêu chảy, khô miệng và các phản ứng bất lợi khác trên hệ tiêu hóa, cũng như các phản ứng bất lợi trên hệ tim mạch như tim đ.ập nhanh và kéo dài khoảng QT của điện tâm đồ.
– Chống chỉ định: Thuốc có chống chỉ định với người bị tắc ruột, viêm ruột thừa, c.hảy m.áu trực tràng, viêm dạ dày – ruột.
Việc lựa chọn thuốc điều trị phải do bác sĩ chỉ định.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên việc lựa chọn thuốc và phối hợp thuốc phải do bác sĩ chỉ định. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý:
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ bao gồm cách sử dụng, liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng.
– Không tự ý điều chỉnh liều lượng: Không nên tăng, giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều chỉnh liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.
– Uống thuốc đúng cách: Uống thuốc đúng cách theo hướng dẫn để tối ưu hóa hiệu quả của thuốc.
– Chú ý đến tác dụng phụ: Theo dõi các dấu hiệu của tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, nên báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường.
– Thực hiện kiểm tra định kỳ: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh liệu pháp điều trị khi cần thiết.