Theo Tổ chức Y tế thế giới, không có sản phẩm t.huốc l.á nào là an toàn cho sức khỏe. T.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng có chứa nicotine, vẫn là sản phẩm gây nghiện.
Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế thì lệ thuộc nicotine được phân loại mã bệnh 6C4A.2 là một bệnh thuộc loại rối loạn do sử dụng chất kích thích hoặc các hành vi gây nghiện. Nicotine còn là chất độc hại, gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
T.huốc l.á điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ.
Trong báo cáo tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung lần thứ 6 và 7 (COP7) đã nêu tất cả các sản phẩm t.huốc l.á đều gây hại đối với sức khỏe. Việc tuyên truyền t.huốc l.á nung nóng ít hóa chất độc hại hơn so với t.huốc l.á truyền thống sẽ gây hiểu nhầm cho người sử dụng về tác hại của t.huốc l.á nung nóng”.
WHO kêu gọi các quốc gia cần ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm này, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống tác hại t.huốc l.á hiệu quả được quy định trong Công ước khung thay vì sử dụng các sản phẩm mới được quảng cáo là ít có hại.
Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát t.huốc l.á (COP 8), WHO đã khuyến cáo, việc cho phép các sản phẩm mới sẽ làm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này, dẫn tới nghiện nicotine và sử dụng t.huốc l.á điếu thông thường ở giới trẻ.
Các bên tham gia cần cân nhắc ưu tiên áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự bắt đầu sử dụng các sản phẩm t.huốc l.á mới, bao gồm ở cấp độ cao nhất là ban hành quy định cấm.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của t.huốc l.á, với những hậu quả to lớn của việc sửa dụng t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng như trên, trong khi chúng ta đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống tác t.huốc l.á và cần phải tập trung, nỗ lực để làm giảm tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điếu thông thường, vì vậy Bộ Y tế nhất quán quan điểm cấm cấp phép đối với t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng.
Với câu hỏi vì sao lại cấm t.huốc l.á mới mà không cấm t.huốc l.á truyền thống theo đại diện Quỹ Phòng chống tác hại t.huốc l.á của Bộ Y tế, thì t.huốc l.á thông thường ra đời từ hàng trăm năm trước do nhiều nguyên nhân. Và lúc bắt đầu sử dụng nhân loại chưa nhận thức được các tác hại to lớn đối với sức khỏe do việc sử dụng t.huốc l.á điếu thông thường gây ra.
Cho đến khi nhìn nhận được các tác hại do việc sử dụng t.huốc l.á gây ra là quá nghiêm trọng, 184 nước trên toàn thế giới đã ký Công ước Khung về Kiểm soát t.huốc l.á, với một mục tiêu chung đó là giảm nhu cầu sử dụng, giảm cung cấp các sản phẩm t.huốc l.á qua đó giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng t.huốc l.á gây ra. Hút t.huốc l.á thông thường đã và đang gây ra gánh nặng lớn về sức khỏe và kinh tế.
Hiện nay, rất nhiều nước trong đó có Việt Nam chúng ta đang phải rất khó khăn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á do đây là một sản phẩm gây nghiện đối với người sử dụng.
Trong khi đó, các sản phẩm t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng là các sản phẩm độc hại mới có trong những năm gần đây. T.huốc l.á điện tử có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch t.huốc l.á điện tử (còn gọi là tinh dầu) và nhiều hợp chất khác có trong sol khí/khói tạo ra từ t.huốc l.á điện tử.
T.huốc l.á nung nóng (HTPs): là sản phẩm sử dụng thiết bị điện tử để nung nóng điếu thuốc (hoặc viên nén t.huốc l.á) đến nhiệt độ đủ để tạo ra “sol khí” (khói) có thể hít vào, có chứa nicotin – chất gây nghiện cao và các hóa chất khác, các chất phụ gia không phải t.huốc l.á và thường có nhiều hương vị.
Đặc biệt, hiện nay các sản phẩm t.huốc l.á nung nóng rất đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm kết hợp (lai) giữa t.huốc l.á nung nóng với t.huốc l.á điện tử, pha trộn, tẩm ướp dung dịch điện tử khiến cho việc kiểm tra và nhận biết khó khăn như sản phẩm t.huốc l.á mới sử dụng công nghệ hybrid, không đốt nóng trực tiếp sản phẩm t.huốc l.á mà kết hợp giữa dung dịch t.huốc l.á điện tử và nguyên liệu t.huốc l.á.
T.huốc l.á mới là sản phẩm hướng mục tiêu đến giới trẻ, khiến t.rẻ e.m bắt đầu nghiện nicotine sớm hơn và tác hại sức khỏe sẽ nghiêm trọng hơn cả trước mắt và về lâu dài.
Bằng chứng từ các nước cho phép sử dụng t.huốc l.á điện tử cho thấy t.huốc l.á điện tử là nguyên nhân cho việc bắt đầu sử dụng t.huốc l.á điếu thông thường ở thanh thiếu niên bởi bản chất vẫn là nghiện chất nicotin.
Thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng sử dụng t.huốc l.á điện tử thì tỷ lệ chuyển sang hút t.huốc l.á điếu thông thường cao hơn 2-3,5 lần so với những thanh thiếu niên chưa từng sử dụng t.huốc l.á điện tử
Việt Nam vốn là quốc gia có tỷ lệ nữ giới là người trưởng thành hút t.huốc l.á rất thấp so với nam giới. Tuy nhiên với sự xuất hiện của các sản phẩm t.huốc l.á điện tử hướng đến người tiêu dùng là phụ nữ và t.rẻ e.m, tỷ lệ nữ giới trẻ hút t.huốc l.á sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Kèm theo đó sẽ là các hệ lụy về chất lượng giống nòi do việc người trong độ t.uổi sinh sản hút t.huốc l.á.
T.huốc l.á điện tử và các dạng t.huốc l.á mới dang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp, bao gồm nicotin, các loại m.a t.úy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác của con người, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về chăm sóc sức khỏe, chi phí y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà ảnh hưởng đến giống nòi và phát sinh nhiều vấn đề xã hội khác.
Nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng và các hình thức t.huốc l.á mới sẽ nhanh chóng tạo ra “sự đã rồi”, hoặc “vấn đề lịch sử”, sẽ không thể giải quyết do đó sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Cũng theo đại diện Quỹ Phòng chống tác hại của t.huốc l.á thì t.huốc l.á truyền thống chưa bị cấm nhưng đã được điều chỉnh và quản lý theo Luật Phòng chống tác hại t.huốc l.á. Đồng thời, những giải pháp phòng chống tác hại t.huốc l.á nhằm giảm tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điếu vẫn đang được các Bộ, ngành, các tỉnh/TP và các tổ chức nỗ lực triển khai trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc sử dụng t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng thì trong thời gian tới chắc chắn sẽ rất khó kiểm soát tác hại của các sản phẩm này gây ra, mục tiêu giảm sử dụng t.huốc l.á chắc chắn sẽ không đạt được và người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường về sức khỏe, kinh tế, an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường.
Được biết, thời gian qua Quỹ Phòng chống tác hại t.huốc l.á, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu, đ.ánh giá về thực trạng sử dụng t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng kết quả cho thấy tình trạng sử dụng t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng tăng nhanh trong thời gian qua.
Cụ thể, theo điều tra tình hình sử dụng t.huốc l.á ở người trưởng thành tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 (PGATS): tỷ lệ hút t.huốc l.á điện tử ở người trưởng thành (15 t.uổi trở lên) tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong đó tỷ lệ sử dụng cao nhất tập trung ở nhóm t.uổi 15-24 với tỉ lệ là 7,3% sau đó là các nhóm t.uổi 25 – 44 t.uổi (3,2%), 45 – 64 t.uổi (1,4%).
Tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điện tử trong học sinh ở nhóm t.uổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 t.uổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023. Ở nữ giới t.uổi 11-18, cũng theo kết quả sơ bộ của điều tra 11 tỉnh thì tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điện tử là 4.3% năm 2023.
Đây là các số liệu Bộ Y tế có được từ các cuộc điều tra, khảo sát khá lớn mang tính đại diện và với sự phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu có kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã đã phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát T.huốc l.á của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11/11/2004. Công ước đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 17/3/2005.
Tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Công ước khung quy định sự cần thiết tiến hành các biện pháp để bảo vệ tất cả mọi người khỏi việc phơi nhiễm đối với khói t.huốc l.á; sự cần thiết tiến hành các biện pháp để ngăn ngừa sự bắt đầu sử dụng t.huốc l.á, khuyến khích và ủng hộ việc cai nghiện và giảm việc tiêu thụ các sản phẩm t.huốc l.á dưới mọi hình thức.
Việc cho phép các sản phẩm t.huốc l.á mới là đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung cấp sản phẩm t.huốc l.á và giảm cầu nhu cầu của Công ước khung về kiểm soát t.huốc l.á, mà Việt Nam chúng ta là một thành viên của Công ước. Việc cho phép các sản phẩm t.huốc l.á mới này cũng đi ngược lại với mục tiêu giảm cung cấp và giảm sử dụng các sản phẩm t.huốc l.á quy định tại Chiến lược quốc gia về Phòng chống tác hại của t.huốc l.á đến năm 2030 và Luật Phòng chống tác hại của t.huốc l.á.
“Việc cho phép các sản phẩm t.huốc l.á mới sẽ làm tăng tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á trở lại, gây khó khăn cho công tác phòng chống tác hại của t.huốc l.á và nỗ lực của công tác cai nghiện t.huốc l.á. Chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn, tốn kém nhân lực và tài chính hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hút t.huốc l.á, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và t.ử v.ong do t.huốc l.á cũng như các hệ lụy về xã hội, môi trường, kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển bền vững đất nước”, đại diện Quỹ Phòng chống tác hại t.huốc l.á một lần nữa nhấn mạnh quan điểm.
Tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca, tôi có nguy cơ bị cục m.áu đông không?
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca có khả năng gây cục m.áu đông với tỷ lệ rất hiếm và xảy ra 2 tuần sau tiêm.
Do đó, theo chuyên gia, người đã tiêm vắc xin này 2-3 năm không còn nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Thưa bác sĩ, tôi đã tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca từ năm 2021. Vậy tôi còn nguy cơ bị cục m.áu đông hay không? (Lê Quang Nhật – Hà Nội)
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu City of Hope (California, Mỹ), tư vấn:
Bạn không cần phải lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca. Bởi tỷ lệ người bị cục m.áu đông khi tiêm vắc xin này chỉ 2/100.000 người, tương đương 0,002% đối với người 60 t.uổi trở lên. Tỷ lệ này ở người dưới 60 t.uổi tương đương 2-3/100.000 người.
Trong khi đó, tỷ lệ người mắc Covid-19 bị cục m.áu đông là khoảng 6-26% ở tĩnh mạch và khoảng 0,7-3,7% ở động mạch, cao hơn khi bạn tiêm vắc xin. So sánh nguy cơ của bệnh Covid-19 với phản ứng phụ của vắc xin, người ta vẫn khuyên dùng vắc xin. Những người đã tiêm vắc xin từ 2-3 năm trước không cần lo lắng.
Nếu sợ cục m.áu đông hình thành trong cơ thể, bạn nên nhớ các yếu tố khác sau đây còn nguy hiểm hơn như xơ vữa động mạch, các bệnh về tim (rung tâm nhĩ, suy tim, bệnh về van tim), đái tháo đường, ung thư, béo phì, cholesterol cao, phụ nữ mang thai, ngồi quá lâu hoặc nằm giường liên tục, hút t.huốc l.á, gia đình có t.iền sử đông m.áu. Để tránh xa những nguy cơ cục m.áu đông, bạn nên ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam, tư vấn thêm:
Cục m.áu đông xảy ra trong 2 tuần sau tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Đây là tác dụng phụ rất hiếm gặp. Cơ chế gây ra cục m.áu đông do tiêm vắc xin vào người (loại vắc xin làm từ adenovirus) sẽ kích hoạt tiểu cầu (1 loại tế bào m.áu), tiểu cầu giải phóng ra PF4 là 1 loại protein. Ở một số người, hạt vắc xin và PF4 trái điện tích nên hút nhau tạo thành cục, do đó gây cục m.áu đông. Hết hạt vắc xin, tiểu cầu trở về bình thường, không có PF4 sẽ không còn nguy cơ cục m.áu đông.
Cục m.áu đông không chỉ xuất hiện sau tiêm vắc xin AstraZeneca, những người mắc Covid-19 cũng có thể gặp phải tình trạng này. Thậm chí, người ta thấy rằng nguy cơ này có thể xảy ra 6 tháng sau khi mắc.
Vì vậy, cộng đồng không nên lo lắng đột quỵ do cục m.áu đông. Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để xác định cơ thể có bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ m.áu hay không. Đồng thời, tạo thói quen tốt như tập luyện, bỏ t.huốc l.á, bia rượu. Tìm hiểu các kiến thức về đột quỵ dấu hiệu, sơ cứu để có xảy ra cơn đột quỵ, bạn có thể đến bệnh viện sớm.